Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá từ đối thủ cạnh tranh

Trong quá trình làm website để kiếm tiền với affiliate marketing thì bước nghiên cứu từ khoá là vô cùng quan trọng, chỉ đứng sau việc chọn thị trường ngách.

Nếu chọn đúng từ khoá ngon, bạn có thể sẽ top ngay khi bấm nút Publish.

Sẽ có một chút khác biệt về tư duy nghiên cứu từ khoá đối với các website affiliate nhưng về cơ bản vẫn theo những nguyên tắc cơ bản của bài này.

Đây là cách tôi sử dụng để lên kế hoạch nội dung cho các website affiliate ở thị trường Mỹ, phương pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đối đa để tìm ra những từ khoá ngon.

Với ý tưởng tìm và phân tích từ khoá từ đối thủ cạnh tranh, bạn có thể tìm ra những từ khoá dễ và siêu dễ để ranking mà không tốn quá nhiều công sức.

Ý tưởng của phương pháp

  1. Tìm ra danh sách đối thủ yếu có traffic cao.
  2. Phân tích những từ khoá mà đối thủ đó đang top
  3. Đối thủ yếu mà top được thì bạn cũng top được. 👌

Phân loại từ khoá cho website affiliate?

Có 2 loại từ khoá đối với các website affiliate bạn nên tập trung vào là: từ khoá dạng thông tin (informative keyword) và từ khoá thương mại (commercial keyword).

  • Từ khoá thông tin: Đây là những từ khoá thuần thông tin, không bán hàng.
  • Từ khoá thương mại: Đây là những từ khoá về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang làm affiliate.

Có thể bạn sẽ hỏi tại sao lại phải viết thêm nội dung thông tin, mà không phải là 100% nội dung thương mại?

Có hơn 1000 lý do tại sao bạn phải làm nội dung thông tin, đây là 1 trong số đó.

  • Giúp website bạn hữu ích hơn đối với người dùng.
  • Giúp bạn tối ưu internal link về các bài thương mại.
  • Giúp bạn xây dựng backlink tự nhiên.
  • Google cũng đánh giá cao hơn những website dạng này.
  • Còn hơn 996 lý do khac nữa,…
Đối với hệ thống website affiliate của Action Digital, chúng tôi luôn giữ tỷ lệ nội dung thông tin là 20-40%.

Nghĩa là khi triển khai 100 bài viết, thì có tới 20-40 bài trong số đó là bài thuần thông tin, không bán hàng.

Tìm đối thủ cạnh tranh

Đầu tiên, bạn phải tìm danh sách đối thủ cạnh tranh trong thị trường ngách của mình (càng nhiều càng tốt).

Một số công cụ phổ biến để tìm như: Ahrefs, Similarweb, Alexa,…nhưng tôi thường sử dụng Ahrefs, vì vậy tôi sẽ hướng dẫn trên công cụ này.

Cách tìm đối thủ như sau

Bạn vào Keyword Explorer của Ahrefs, nhập vào các từ khoá trong thị trường ngách của bạn.

Kéo xuống phía dưới để xem danh sách website đang top từ khoá này

Bạn có thể bấm Show more để xem top 100.

Sau đó bạn copy danh sách này vào Google Sheet.

Chú ý: Bạn chỉ cần nhập URL, sử dụng công thức sau để tự động lấy Domain

=IFERROR(trim(REGEXEXTRACT(REGEXREPLACE(REGEXREPLACE(A2,"https?://",""),"^(w{3}.)?","")&"/","([^/?]+)")),"")

Bạn tiếp tục lặp lại quá trình trên để tìm càng nhiều càng tốt đối thủ cạnh tranh.

Sau khi có danh sách khoảng 400-500 domain là ổn, bạn tiếp tục tới bước phân tích đối thủ.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phần này bạn sử dụng chức năng Batch Analysis để phân tích hàng loạt. Nhập mỗi lần 200 domain. Xong rồi bấm nút Analyse

Bạn Export kết quả trả về ra file Excel

Chúng ta cần lấy 2 chỉ số chính là DRTraffic của website, điền vào file Google Sheet phía trên để phân tích.

Lặp lại quá trình cho đến khi bạn hoàn thành. Lúc này bạn đã có danh sách đối thủ với 2 chỉ số DRTraffic từ Ahrefs.

Định nghĩa đối thủ yếu

Đánh giá như thế nào là yếu thì tuỳ vào thực trạng website của bạn, đây là 2 chỉ số bạn có thể tham khảo đối với website mới.

  • DR < 20 (Càng thấp càng tốt)
  • Traffic > 5.000 (Càng cao càng tốt)

Lọc lại danh sách đối thủ theo 2 chỉ số DR và Traffic như trên là bạn có được danh sách đối thủ được cho là “yếu“.

Bây giờ bạn cần đi vào phân tích những từ khoá nào mà các đối thủ yếu đang top.

Phân tích từ khoá của đối thủ

Thực tế là chỉ cần follow danh sách đối thủ này, bạn có thể tìm ra được rất rất nhiều từ khoá ngon mà bạn không bao giờ ngờ tới.

Ví dụ với website này, bạn có thể thấy DR rất thấp trong khi traffic lại khá cao

Bạn tiếp tục click vào Organic keywords để xem họ top với những từ khoá nào.

Website này đang có 8.443 từ khoá đang top 100, bạn cần lọc lại 1 chút theo điều kiện

  • Postion từ 0-20. Chỉ lấy những từ khoá xếp hạng từ trang 2 trở lên.
  • Volume lớn hơn 200. Càng cao càng tốt
  • KD nhỏ hơn 5. Càng thấp càng tốt

Như vậy bạn còn 342 từ khoá thoả điều kiện phía trên.

Sau đó bạn Export danh sách từ khoá này ra và lọc trùng lặp, check xem từ khoá nào thực sự ngon có thể triển khai trên website của bạn.

Để chắc chắn hơn, bạn có thể double check trên top 10 xem những ai đang top. Nếu có mặt 2-3 đối thủ yếu thì bạn có thể yên tâm triển khai rồi.

Trong hình trên, bạn thấy các đa số website đang top từ khoá này đều rất yếu, cơ hội cho bạn chiếm 1 vị trí trên top 10 của Google là rất CAO.

Tiếp tục phân tích lần lượt các đối thủ yếu trong danh sách, tìm ra bộ từ khoá của họ đang top. Sau đó bạn gom toàn bộ từ khoá của các đối thủ thành 1 file Google Sheet và lọc trùng lặp.

Mục tiêu lúc này là bạn lọc ra được khoảng 100 từ khoá có Volume caoKD thấp để lên kế hoạch triển khai.

(Hãy nhớ tỷ lệ từ khoá thông tin và thương mại như phần trên tôi đã nói)

Lên kế hoạch từ khoá

Mục tiêu giai đoạn này là bạn lên 100 từ khoá dựa vào đối thủ yếu, sắp xếp gọn gàng vào file Google Sheet để sử dụng cho việc lên kế hoạch nội dung sau này.

File mẫu nghiên cứu từ khoá

Trong file trên, tôi đã rất cẩn thận khi check lại từng từ khoá trên top 10 để xác định chính xác đối thủ đang top có backlink bao nhiêu, có DR bao nhiêu, sau đó mới quyết định triển khai theo độ ưu tiên từ cao đến thấp.

Bạn cũng có thể check lại với các công cụ nghiên cứu từ khoá khác như Keywordtool.io, KWfinder,…

Đây là toàn bộ quy trình thực tế, các bạn cứ lặp lại với các từ khoá khác, làm cẩn thận, check kỹ càng là bạn có 1 bộ từ khoá cực ngon có thể lên kế hoạch nội dung cho cả 1 năm mà không tốn quá nhiều công sức.

Cuối cùng

Nghiên cứu từ khoá chưa bao giờ là dễ, đặc biệt với các bạn mới.

Phương pháp này cực kỳ ổn đối với các website mới, sẽ giúp bạn dễ dàng có được 1 lượng traffic ban đầu để website phát triển nhanh hơn.

Bạn chăm chỉ thực hành theo, sáng tạo thêm các cách tìm từ khoá cho riêng mình. Nếu có câu hỏi gì thì bạn có thể để lại bình luận phía dưới để chúng ta cùng trao đổi.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn, hẹn gặp lại vào những bài viết sau. 👋

Photo of author

Bài viết của

Lê Tấn Tịnh

Tôi thích nghiên cứu về SEO và phát triển hệ thống website, có thể scale up lên hàng loạt. Tôi muốn chia sẻ các kiến thức của tôi trong quá trình làm việc với SEO cho bạn tại Action Digital.

Bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng chưa?

Hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu một bản kế hoạch dành riêng cho bạn.

Viết một bình luận